Chương trình OCOP (One Commune, One Product) mang tên “Mỗi xã, phường một sản phẩm” nhằm phát triển hình thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đậm chất truyền thống, có tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn. Chương trình tạo nên hướng đi mới, hiện đại, hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, góp phần mang cơ hội cho những mặt hàng này vươn ra thị trường lớn, xuất hiện trên “kệ sản phẩm” của những thị trường nước ngoài. Từ đó, tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn.
TƯ VẤN ĐẠT CHỨNG NHẬN
Khẳng định và Nâng cao
Các sản phẩm đặc sản mang tính vùng miền thường có tính độc đáo riêng, không đụng hàng, khó bắt chước nên thường thu hút người tiêu dùng từ nhiều vùng miền khác nhau. Những sản phẩm này một khi được khai thác đúng cách sẽ mang lại giá trị gia tăng hơn nhiều so với việc bán thô và không có thương hiệu, không có nhãn mác. Đồng thời cũng tránh sự lệ thuộc vào một hoặc vài thị trường nào đó. Đó cũng chính là cơ sở để chúng ta cùng chung tay xây dựng, khẳng định và nâng cao phát triển những giá trị độc đáo riêng có của mình.
Hiện nay các địa phương đang đẩy mạnh chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế khu vực nông thôn, giúp cho các sản phẩm địa phương từng bước được chuẩn hóa và xây dựng thành thương hiệu mạnh cũng như tạo ra cơ hội việc làm lớn cho người lao động nông thôn.
Hãy tham gia chương trình OCOP để khẳng định chất lượng, xây dựng thương hiệu, mở rộng phân phối và gia tăng giá trị!
Đối tượng tham gia
Ngành nghề tham gia OCOP
Đối tượng tham gia OCOP
Ngành Thực Phẩm
Nhóm thực phẩm tươi sống
Nhóm thực phẩm thô, sơ chế
Nhóm thực phẩm chế biến
Nhóm gia vị
Nhóm chè
Cà phê, ca cao
Ngành Đồ Uống
Đồ uống không cồn
Đồ uống có cồn
Ngành Thảo Dược
Thảo dược khác
Trang thiết bị, dụng cụ y tế
Mỹ phẩm
Thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền
Ngành Thủ Công Mỹ Nghệ, Trang Trí
Thủ công mỹ nghệ trang trí
Thủ công mỹ nghệ gia dụng
Ngành vải may mặc
Ngành Du lịch Nông Thôn và Bán Hàng
Dịch vụ du lịch - truyền thống - lễ hội
Doanh nghiệp
Các HTX, Tổ hợp tác, Doanh nghiệp, Trang trại và Hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch ngoài các đối tượng trên có thể bao gồm các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc các tổ chức tương đương.
Lợi ích tham gia
Khẳng định & Nâng cao chất lượng
Đáp ứng các tiêu chí trong OCOP giúp hộ kinh doanh từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn nhiều thị trường khác nhau.
Mở rộng phân phối
Đáp ứng được yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn của nhiều thị trường khác nhau là đòn bẩy để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP lên kệ sản phẩm trong nhiều chuỗi bán hàng lớn và các thị trường khác nhau.
Xây dựng thương hiệu
Khi tham gia Chương trình OCOP, các cơ sở sản xuất được hỗ trợ trong việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm thông qua nhiều chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước và cộng đồng.
Được hỗ trợ vốn để thực hiện
Các sản phẩm tham gia đạt chứng nhận OCOP sẽ được nhận nguồn vốn tài trợ từ nhà nước để thực hiện.
Được ưu tiên đặc biệt trong
- Quảng bá sản phẩm tại các gian hàng của tỉnh
- Lên sàn thương mại của tỉnh
- Sử dụng mã QR truy xuất của tỉnh
- Được nằm trong số các sản phẩm trong giỏ quà tặng của 64 tỉnh thành
- Đảm bảo nguồn đầu ra ổn định
Hãy tham gia vào chương trình OCOP ngay hôm nay để có cơ hội gia nhập vào chuỗi liên kết tiêu thụ, nâng cao thương hiệu, mở rộng bán hàng, hướng đến xuất khẩu, đẩy mạnh sản phẩm của đơn vị và địa phương mình!
Họ và tên *
Số điện thoại *
Địa chỉ
Lời nhắn *
Các sản phẩm đạt OCOP tại Nam Định nắm bắt cơ hội tham gia vào nhiều thị trường lớn, khẳng định chất lượng, nâng cao giá trị!
Là một trong những đơn vị có sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, được thị trường nước ngoài đón nhận, bà Trần Thị Bình - Giám đốc Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Nam Định - Công ty chuyên sản xuất muối sạch theo phương pháp truyền thống tự hào sở hữu 5/11 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao OCOP. Đặc biệt, có 1 sản phẩm đã xuất khẩu đi Nhật Bản. Trung bình, mỗi năm Công ty xuất bán sang thị trường Nhật Bản khoảng 100 tấn muối sạch thương hiệu NADISALT.
Ngoài ra, thời gian qua đã có một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Điển hình là sản phẩm ngao sạch Lenger được thị trường khó tính ở các nước Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản ký hợp đồng tiêu thụ thường xuyên. Sản phẩm cá bống bớp Nghĩa Hưng được đón nhận rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và Trung Quốc.
Nguồn: Báo Nam Định
Hộ kinh doanh Thanh Hóa có doanh thu tăng gấp nhiều lần sau khi tham gia OCOP.
Từ thành công trong sản xuất, sản phẩm đông trùng hạ thảo của gia đình anh Nguyễn Hữu Tấn (Hoằng Hóa) đã tham gia vào Chương trình OCOP. Được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, lượng tiêu thụ tăng 2 lần so với trước khi tham gia và được huyện tạo điều kiện quảng bá, trở thành một trong những sản phẩm có chất lượng phục vụ du khách tại Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến.
Ông Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại yến sào xứ Thanh, cho biết khi được công nhận là sản phẩm OCOP chất lượng 4 sao của tỉnh Thanh Hóa, sản phẩm được cấp thêm chứng nhận, bảo đảm về chất lượng nên số lượng tiêu thụ tăng cao. Qua đó, 10 tháng năm 2021, doanh thu của công ty đạt khoảng 4,2 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ.
Nguồn: Báo Thanh Hóa
Các sản phẩm đặc trưng tại Thái Nguyên phát triển vượt bậc từ chương đề án OCOP - Mỗi xã một sản phẩm!
Sau 03 năm triển khai, đến nay toàn tỉnh Thái Nguyên có 129 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm được hình thành khép kín từ các khâu: nuôi, trồng - chăm sóc - thu hoạch - bảo quản - chế biến - đóng gói - quảng bá, xúc tiến thương mại - tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy kinh doanh cho các hộ kinh tế. Quy mô vùng nguyên liệu được mở rộng, chuẩn hóa về quy trình chăm sóc, đạt tiêu chuẩn quốc gia và hướng tới xuất khẩu (như: VietGap, hữu cơ, an toàn sinh học,...), khả năng hội nhập toàn cầu có tiềm năng rất lớn.
Thực tế, giá trị kinh tế của các sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, công nghệ số đã đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh hơn nên doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20% - 50%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%.
Nguồn: Văn phòng điều phối NTM tỉnh Thái Nguyên
Tìm hiểu về
Tiêu chí chấm điểm sản phẩm đạt OCOP
Sản phẩm chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao.
Hạng 2 sao
Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Hạng 4 sao
Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Hạng 5 sao
Kết quả đánh giá
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao.
Hạng 3 sao
Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.
Hạng 1 sao
Cần chuẩn bị gì
- Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm
- Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu
- Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)
- Sản phẩm mẫu
Hồ sơ tài liệu chuẩn bị
- Thiết kế logo, bao bì, bộ nhận diện thương hiệu
- Thiết kế Website
- Câu chuyện thương hiệu
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Đăng ký mã số mã vạch
- Công bố quản lý chất lượng sản phẩm
Các hoạt động khác
- Giấy đủ điều kiện sản xuất
- Công bố chất lượng sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố
- Với sản phẩm muốn đạt 4 hoặc 5 sao bắt buộc phải có các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 22000, HACCP, chứng nhận VietGAP, nông nghiệp hữu cơ …
Tài liệu chứng minh bổ sung